Thập toàn Võ công
Thập toàn Võ công

Thập toàn Võ công

Thập toàn võ công hay Thập đại chiến dịch (tiếng Trung: 十全武功; bính âm: shí quán wǔ gōng) là một thuật ngữ do triều đình nhà Thanh đặt ra để chỉ một loạt các chiến dịch quân sự lớn dưới thời hoàng đế Càn Long (1735-1796). Các chiến dịch này bao gồm 2 chiến dịch để mở rộng diện tích kiểm soát của nhà Thanh ở Trung Á, 2 trấn áp người Kim Xuyên, dân tộc thiểu số ở Tứ Xuyên, 1 trấn áp các chiến binh Hồi giáoTân Cương 1 trấn áp quân nổi dậy ở Đài Loan và 4 chiến dịch xâm lược ngoại quốc tại Miến Điện, Việt Nam và quân hiếu chiến Gurkha tại Nepal.Mặc dù tự xem là thành công hoàn toàn, nhưng họ đều thất bại tại Miến Điện và Việt Nam. Ngoài ra các chiến dịch chống lại quân nổi dậy ở Đài Loan hay Tứ Xuyên đã rất tốn kém, đặc biệt hai cuộc trấn áp người Kim Xuyên và Dzungar không khác gì tội diệt chủng. Nói chung chúng thành công trong việc mở rộng lãnh thổ sang khu vực Trung Á nhưng cũng làm phung phí rất nhiều tài lực của nhà Thanh, đặc biệt là các chiến dịch ở ngoại quốc, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Thanh sau này.

Thập toàn Võ công

Thời gian 1747 - 1792
Địa điểm Tứ Xuyên, Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, Nepal, Myanma, Việt Nam.
Nguyên nhân bùng nổ Nhà Thanh của Hoàng đế Càn Long mở rộng lãnh thổ, tăng cường ảnh hưởng
Thời gianĐịa điểmNguyên nhân bùng nổKết quảThay đổi lãnh thổ
Thời gian1747 - 1792
Địa điểmTứ Xuyên, Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, Nepal, Myanma, Việt Nam.
Nguyên nhân bùng nổNhà Thanh của Hoàng đế Càn Long mở rộng lãnh thổ, tăng cường ảnh hưởng
Kết quảĐại Thanh tuyên bố chiến thắng hoàn toàn nhưng thật ra thất trận 2 lần ở Việt NamMyanmar và hao tổn nhiều lực lượng
Thay đổi lãnh thổNhà Thanh mở rộng lãnh thổ vùng Tân Cương, chiếm quyền kiểm soát Tây Tạng.
Kết quả Đại Thanh tuyên bố chiến thắng hoàn toàn nhưng thật ra thất trận 2 lần ở Việt NamMyanmar và hao tổn nhiều lực lượng
Thay đổi lãnh thổ Nhà Thanh mở rộng lãnh thổ vùng Tân Cương, chiếm quyền kiểm soát Tây Tạng.